Vì sao các thương hiệu xa xỉ lại "lấn sân" vào lĩnh vực F&B tại thị trường châu Á?
Nhiều thương hiệu xa xỉ ngày nay đã mở rộng sang các dịch vụ ăn uống và thực phẩm tại các thị trường phát triển ở châu Á.
Hơn 30% số người trẻ được hỏi đang tìm kiếm những trải nghiệm mới bên ngoài thương hiệu.
Một số thương hiệu sang trọng đã tham gia vào thị trường F&B nhằm thu hút những người tiêu dùng ưa trải nghiệm hơn, phản ánh sự chuyển dịch của ngành bán lẻ cao cấp tại thị trường châu Á.
Theo công ty phân tích toàn cầu GlobalData, định hướng của lĩnh vực này tập trung vào thu nhập khả dụng ngày càng tăng của khu vực, quá trình đô thị hóa và xu hướng ưa chuộng các thương hiệu xa xỉ ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Cơ sở người tiêu dùng cụ thể là những người mua sắm trẻ tuổi đang tìm kiếm những trải nghiệm cá nhân hóa hơn từ các thương hiệu. 28% Gen Y và 25% Gen Z được hỏi tiết lộ rằng những trải nghiệm mới khi mua sản phẩm có thể buộc họ mua nhiều hơn, trong đó, dịch vụ thực phẩm có nhiều cơ hội nhất.
Xu hướng mới đó là điều thu hút các nhà sang trọng chuyển sang các lĩnh vực đặc biệt khác. LVMH đã khám phá kiểu hợp tác này với việc Louis Vuitton mở một cửa hàng sô cô la ở Singapore và thương hiệu nước hoa Acqua Di Parma ra mắt Yellow Café ở Seoul.
Mục đích là nhằm phục vụ những trải nghiệm thân mật với 27% thế hệ Millennials châu Á, những người tìm kiếm “sự mới lạ/độc đáo là đặc điểm thiết yếu khi đưa ra quyết định mua hàng”.
Tim Hill, Giám đốc tài khoản chính tại GlobalData Singapore, chia sẻ: “Những thương hiệu xa xỉ đang đón đầu xu hướng kinh tế trải nghiệm nhằm cung cấp thêm các khía cạnh cảm quan bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ sang các lĩnh vực không điển hình như thực phẩm và đồ uống để tạo mối liên kết sâu sắc hơn, cũng như xây dựng lòng trung thành của người tiêu dùng”.
Bài: Navigator Media
Comments