top of page
Ảnh của tác giảNavigator Media

Vacheron Constantin & Kỹ nghệ chế tác đồng hồ cao cấp hơn 200 năm lịch sử

Hiển thị hồi chuyển, bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 18 và đôi khi đi cùng chỉ báo dạng nhảy, đại diện cho một thách thức kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Tại Vacheron Constantin, chỉ báo dạng nhảy bắt đầu được sử dụng ở đồng hồ bỏ túi từ rất sớm vào năm 1824, và được tiếp nối bởi hiển thị dạng hồi chuyển trên các mẫu đồng hồ đeo tay một thế kỷ sau.


Những cơ chế tinh xảo của nghệ thuật đồng hồ đó đã trở thành dấu ấn mang đậm tinh thần Vacheron Constantin, và vẫn luôn là một phần trong bộ sưu tập hiện hành của thương hiệu này.



Những cơ chế hiển thị đặc biệt, được sử dụng trong việc chế tạo các bộ chuyển động của đồng hồ cơ học để tách rời các tính năng hiển thị trên mặt số khỏi phần còn lại, đã luôn giành được sự quan tâm của các nhà chế tác đồng hồ từ thuở ban sơ.

Đồng hồ đeo tay Mercator bằng bạch kim, hiển thị song hồi (Ref. Inv. 12055) – 2001


Những cơ chế này, bao gồm hiển thị dạng nhảy và dạng hồi, cung cấp những diễn giải kỹ-mỹ thuật mới về hành trình của thời gian. Vacheron Constantin bắt đầu thiết kế đồng hồ bỏ túi với chỉ báo dạng nhảy số từ đầu thế kỷ 19, và phát triển đồng hồ với chỉ báo dạng hồi vào thế kỷ 20. Những cơ chế hiển thị này đã trở thành một dấu ấn kỹ thuật và thẩm mỹ của Maison, được sử dụng trong một số bộ sưu tập.

Đồng hồ bỏ túi “Arms in the air” hai chất liệu vàng trắng và vàng kim, hiển thị song hồi (Ref. Inv. 11060) – 1930



Đồng hồ Art Deco bằng vàng kim, mã não, tinh thể pha lê và lapis lazuli

(Ref. Inv. 10548) – 1927


Hiển thị dạng hồi và nhảy là những tính năng kỹ thuật đầy thu hút đối với những nhà chế tác đồng hồ muốn vượt ra ngoài những chỉ báo truyền thống – với kim giờ trung tâm và ngày dạng số ở cửa sổ. Các ghi chép lưu trữ đã đề cập đến các phương thức thay thế này từ giữa thế kỷ 18, nhờ sự sắp xếp mặt số được thực hiện bằng cách dịch chuyển một số chỉ báo thời gian hoặc lịch nhất định. Chỉ báo dạng nhảy đầu tiên của Vacheron Constantin xuất hiện vào năm 1824. Nhưng nổi bật nhất là từ giữa những năm 1930 trở đi, khi Maison trở nên nổi bật với hiển thị dạng hồi trên đồng hồ đeo tay, đúng vào thời điểm mà mật ngữ của giới chế tác đồng hồ có chung tiếng nói – động lực sáng tạo mạnh mẽ.


Cơ chế chính xác cao


Bên cạnh cơ chế hiển thị dạng hồi cho các chỉ báo theo chu kỳ như giờ, phút, giây hay ngày, còn có các kiểu chỉ báo ngược dòng “kiểu quét”, chẳng hạn như chỉ báo trữ năng. Cơ chế này đòi hỏi độ chính xác rất cao. Khác với đồng hồ truyền thống, kim hồi này không kết hợp trực tiếp với bánh xe mà thay vào đó được định vị trên một quả cầu lệch tâm – bản thân được trang bị một lò xo và bánh răng riêng. Bánh răng được đặt phía trên với một con ốc có khía. Giữa hai chi tiết là một cánh tay đòn với mỏ ở một bên trượt dọc theo con ốc, và giá đỡ ở bên còn lại – ngoắc với bánh răng kim giây quét ở trung tâm chẳng hạn. Khi đó, chuyển động quay của bánh răng sẽ di chuyển kim hồi về phía trước thông qua tay đòn và làm căng lò xo. Vào cuối cung đường, khi mỏ vào đúng khía của con ốc, tay đòn ngay lập tức đưa kim giây quay ngược về 0 với sự hỗ trợ của lò xo gắn vào bánh răng. Tuỳ thuộc vào các thành phần của mình, chỉ báo có thể quay ngược lại vị trí ban đầu với vận tốc vượt qua 60 km/h.


Hiển thị dạng nhảy cũng đòi hỏi một cấu trúc đặc biệt. Nguyên lý là năng lượng từ bánh răng được truyền qua một cơ cấu tích trữ, và giải phóng theo chu kỳ. Ở đây cũng như vậy, thường sẽ có một bánh cam xoắn ốc. Khi bánh cam này hoàn thành một chu kỳ tích trữ, một đòn bẩy sẽ rơi vào rãnh, ngay lập tức giải phóng chỉ báo liên quan – chẳng hạn như hiển thị giờ, hoặc ở một số trường hợp nếu hệ thống được ghép nối tiếp có thể gây ra phản ứng nối đuôi


Nhìn lại: thập niên Roaring Twenties


Trong lịch sử, có thể tìm thấy đề cập về một chiếc đồng hồ thiên văn với ngày dạng hồi được sản xuất tại Đức vào giữa thế kỷ 18, cũng cùng lúc đó một số đồng hồ đã có hiển thị giờ và phút trên mặt số bán nguyệt chia độ từ 6 giờ đến 6 giờ, và hoạt động với các kim hồi. Đối với đồng hồ bỏ túi, một thiết kế có ngày và tháng dạng hồi ra đời năm 1791 trên tạp chí Journal Suisse d’horlogerie vào năm 1906, trong khi Maison Lépine ở Paris đã sản xuất một chiếc đồng hồ với kim giờ dạng hồi trong cùng thập kỷ đó. Đầu thế kỷ 20, đặc biệt là trong những năm Roaring Twenties trở đi, khi việc chế tác đồng hồ vượt ra khỏi khuôn mẫu của những chiếc đồng hồ bỏ túi, những kiểu hiển thị đặc biệt – nhất là hiển thị dạng hồi – trở nên vô cùng phổ biến. Phong trào Art Deco bùng nổ mạnh mẽ, những bộ óc sáng tạo đã cho ra đời những bộ vỏ và mặt số giàu trí tưởng tượng với mặt số dạng hồi hoặc – thậm chí – dạng nhảy. Vacheron Constantin đã trở nên nổi bật trong thời kỳ này, với những chiếc đồng hồ có phong cách tự do thể hiện hoàn hào tinh thần nghệ thuật này.



Được giới thiệu lần đầu với kim giây dạng nhảy vào giữa thế kỷ 18, tiếp theo với kim giờ nhảy, cách hiển thị này đã đạt được thành công rực rỡ vào thập niên 1820 với những chiếc đồng hồ cửa sổ với số biểu đạt thời gian dạng đĩa nhảy ở vị trí 12 giờ, trong khi đó phút được biểu đạt bằng kim – giống như ở các mẫu regulator. Vacheron Constantin cũng đặt dấu ấn của mình với việc tạo ra thiết kế giờ nhảy đầu tiên vào năm 1824. Phút nhảy cũng nhanh chóng xuất hiện qua ô mở, và kim giây là yếu tố duy nhất còn trung thành với đồng hồ kiểu truyền thống. Với sự ra đời của đồng hồ đeo tay, kiểu hiển thị giờ dạng nhảy đi kèm với số dạng đĩa đã trở nên phổ biến, đặc biệt khi sự vắng mặt “ảo” của kim đồng hồ đã làm cho những mẫu đồng hồ này có khả năng chống sốc đặc biệt.


Với sự hồi sinh của đồng hồ cơ học, hiển thị dạng nhảy đã trải qua những bước phát triển đáng kể với các phân đoạn xoay, pallet đá di động hoặc lăng kính xoay, chẳng hạn như sự kết hợp của giờ nhảy và phút hồi được Vacheron Constantin sử dụng trong mẫu Saltarello. Điều tương tự cũng xảy ra với chỉ báo dạng hồi. Sau một thời gian dài vắng bóng, cơ chế phức tạp này đã hồi sinh với sự trở lại thành công của đồng hồ đeo tay cơ học vào những năm 1990.


Vacheron Constantin và hiển thị dạng hồi


Những phương thức hiển thị dạng hồi độc đáo đã có thời kỳ hoàng kim lần đầu tại Vacheron Constantin vào thập niên 1920, thời kỳ Maison tạo nên sự khác biệt với phong cách phản ánh hoàn hảo các nguyên tắc thẩm mỹ của Art Deco. Để hiểu được nguồn gốc của sự thôi thúc sáng tạo này, phải quay ngược lại một vài năm, thời điểm Vacheron Constantin lần đầu tiếp xúc với Ferdinand Verger. Vào năm 1880, việc quản lý doanh số của thương hiệu tại các số vùng của Pháp được giao cho người thợ đồng hồ trẻ tại Place de Victoires, Paris này. Ông thành lập doanh nghiệp sản xuất vỏ đồng hồ của riêng mình vào năm 1896, trong khi vẫn là đại diện độc quyền của Vacheron Constantin, cũng là nơi ông mua đồng hồ và các bộ chuyển động. Năm 1920, các con trai ông tiếp quản sản nghiệp của ông với tên mới là Verger Frères, và vẫn tiếp tục hợp tác với Vacheron Constantin cho tới năm 1938.


Sự hợp tác này đã cho ra đời nhiều sáng tạo từ năm 1910 đến năm 1930. Giai đoạn Art Deco này tạo điều kiện tuyệt vời để giải phóng trí tưởng tượng và thoả mãn những điều xa hoa hoang đường nhất. Với số lượng ngày càng tăng của các đồng hồ với hình dáng đặc biệt, các chỉ báo ngày kiểu khẩu độ đã xuất hiện, cũng như các cách hiển thị đặc biệt – bao gồm kiểu nhảy và kiểu hồi. Một trong những mẫu quan trọng làm nên danh tiếng của Vacheron Constantin trong giai đoạn này là chiếc đồng hồ bỏ túi “Bras en l’Air” (Arms in the Air) năm 1930 với hiển thị dạng hồi kép. Với nút bấm ở vị trí 10 giờ, những cánh tay của vị pháp sư Trung Hoa bằng vàng chạm khắc và tráng men sẽ nâng lên để chỉ giờ và phút. Một mẫu cũng không kém phần thú vị khác là thiết kế năm 1929, một chiếc đồng hồ có giờ và phút nhảy được hiển thị bên dưới mặt số với kim chỉ có thể nhìn thấy được phần đầu bằng mã não


Một dấu ấn thẩm mỹ


Sau thập niên 1930, đã có một khoảng lặng về cảm hứng sáng tạo sau những cách hiển thị đặc biệt. Tại Vacheron Constantin, cơn sốt về các mặt số khác thường chỉ quay lại vào những năm 1990, đặc biệt với chiếc đồng hồ Mercator ra mắt vào năm 1994. Các thiết kế của Maison thời kỳ này đã lấy cảm hứng từ cách hiển thị “arms in the air” đầu thế kỷ 20, tích hợp vào không gian nhỏ hơn nhiều trên một chiếc đồng hồ đeo tay. Để tưởng nhớ nhà địa lý học thế kỷ 16 – Gérard Mercator – sáng tạo này có cơ chế hiển thị dạng hồi kép cho cả giờ và phút trên mặt số tráng men hoặc điêu khắc.


Vị trí của trục kim ở vị trí 12 giờ cung cấp một bề mặt lý tưởng để thể hiện những yếu tố của bộ sưu tập Métiers d’Art. Ba năm sau, vào năm 1997, tại triển lãm đồng hồ Berlin, Maison đã tạo nên khác biệt với phiên bản giới hạn của đồng hồ Saltarello với giờ nhảy và kim hồi trên mặt số khắc guilloché dạng tia mặt trời tông màu bạc.



Những phương thức hiển thị dạng hồi của Vacheron Constantin dần trở nên phổ biến hơn trong các bộ sưu tập đương đại. Có thể kể đến những sự xuất hiện của mẫu tham chiếu 47245 và 47247, hai mẫu đồng hồ đeo tay hiển thị thứ ở vị trí 6 giờ và lịch dạng hồi ở mặt số nửa lộ trong bộ vỏ của mẫu thứ hai. Chiếc Ref.47031 có cùng cách tiếp cận, nhưng bổ sung lịch vạn niên. Những chiếc đồng hồ giai đoạn đầu những năm 2000 đã tạo tiền đề cho bộ sưu tập Patrimony, với những đường cong lấy cảm hứng từ các thiết kế của Vacheron Constantin thập niên 1950. Mẫu tham chiếu 57260, ra mắt vào năm 2015 nhân dịp kỷ niệm 260 năm thành lập thương hiệu, có lịch ngày kim hồi và bấm giờ tách giây với kim hồi kép, một tổ hợp chức năng mới lạ và độc đáo.

Dấu ấn thẩm mỹ này được kế thừa bởi các mẫu đồng hồ mới của Nhà chế tác trong năm 2023, bao gồm các BST Overseas, Patrimony, Traditionnelle và nổi bật là chiếc Les Cabinotiers Dual Time Grand Complication có một không hai. Các thiết kế này đều là đại diện tiêu biểu cho phong cách của Vacheron Constantin trong nghệ thuật chế tác đồng hồ: yếu tố kỹ thuật phải đáp ứng tinh thần thanh lịch.


Bộ sưu tập đồng hồ



Đồng hồ đeo tay Mercutor bằng vàng, hiển thị song hồi - 1995. Chiếc đồng hồ Mercator, là sự tri ấn tới nhà địa lý nhân văn và uyên bác Cord Marcatur (1912–1994), nó được trang bị cơ chế hồi hồi và hiện thị giờ- phút hai vùng, trên mặt số vàng 18k, khắc tay toàn bộ mô tả bản đồ GauMy của Gourd Marpatox. Hai kim, đặt trên trục 12 giờ, cho phép đọc nhanh giờ và phút. Chúng tạo thành một chiếc là bàn với chân chuyển động, tương tự như công cụ mà người vẽ bản đồ này sử dụng trong suốt cuộc đời, nó cũng là thứ tạo ra dấu ấn của ông.


Đồng hồ đeo tay Saltarello bằng vàng, hiển thị giờ nhảy và phút hồi – 1997. Chiếc Saltar hình gối là lời hồi đáp cho hành trình kiếm thẩm mỹ theo cách tiếp cận "classwith a twist" ở đó sự thanh lịch được biểu hiện trong một phương thúc đẩy sáng tạo. Nó bao gồm một số chải tia lông bạc, cọc và Ả Rập chia thang, bộ vỏ bằng vàng và một lưng trong suốt


Đồng hồ đeo tay Saltarillo vàng hồng lần đầu được ra mắt tại triển lãm đồng hồ tại Berlin năm 1997, chiếc Sattarello được chế tác 500 chiếc, trong đó với màu vàng trắng có 200 chiếc, chế tác 200 chiếc với vàng hồng, vàng kim làm 100 chiếc. Mẫu sử dụng bộ máy Calibri 1120 điều khiển hiển thị số thầy qua của tập và âm phát hồi, chiếc đồng hồ này là sự trí trí đến những kiểu hiển thị độc đào làm nên danh tiếng của Vacheron Comtorite vào thập niăm 1920. Chiếc đồng hồ này là một trong 200 chiếc bóng vàng hồng, với một số vàng hồng khác galloche thủ công


Đồng hồ đeo tay Mercator bạch kim, hiển thị song hồi - 2001. Măt số chế tác bằng men Gand Feudo đa sắc, áp dụng kỹ thuật cloisonné và tiểu hoạ để mô phỏng lại các bản đồ do nhà toán học/ địa lý học Mercator vẽ vào thế kỷ 16, đặc biệt là bản đồ châu Âu cùng hiện đối trên một số này. Các kim hồi hình la bản, giờ nhảy và chu kỳ một nửa cho kim phút, được thiết kế năng cho bộ sưu lập này.


Bài: Navigator Media

Comments


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page