top of page
Ảnh của tác giảVõ Khánh Duy

Sang chấn tâm lý ấu thơ, từ những vấn đề đơn giản

Chấn thương tâm lý thường bị hiểu lầm phải là những sự kiện “lớn" hoặc thảm khốc. Nhưng thực tế, những người có gia đình “bình thường", được chăm sóc hỗ trợ vẫn phải vật lộn với hội chứng lo âu, trầm cảm hoặc các vấn đề rối loạn trong mối quan hệ.

Vài người có rất nhiều bối rối xung quanh lý do tại sao họ cảm thấy bế tắc, mặc dù người ngoài cho rằng cuộc sống họ đang viên mãn. Bởi vì họ có những sang chấn tâm lý chưa được chữa lành, nó có thể là:

  • Người chăm sóc (cha mẹ, thầy cô, gia đình...) từ chối “thực tế" (reality) của bạn. + Hành vi khi bạn trưởng thành: thao túng/từ chối “thực tế" của người khác, gây bối rối giữa điều gì là thật - điều gì là không. Dựa vào người khác để nói điều gì là thực tế; ngắt kết nối với trực giác. + VD: “Em đừng có như vậy, em PHẢI abc xyz mới là giỏi, là ngoan." “Em làm như vậy là sai! CEO/bác sĩ/tiến sĩ của chị dạy phải nên abc xyz...”

  • Khi bé thường xuyên bị nói (trực tiếp & gián tiếp) rằng bạn không được có những cảm xúc nhất định. + VD: “Con trai là không được khóc", “Con gái con đứa mà nói chuyện như vậy?”... + Hành vi khi bạn trưởng thành: thường ở trạng thái “thiếu thốn" (neediness) hoặc “trốn tránh" trong mối quan hệ. Cảm xúc bản thân phụ thuộc vào cảm xúc người khác. Nỗi sợ hãi xã hội kinh niên (chronic social anxiety); sợ bị chỉ trích hoặc sợ thể hiện bản thân.


  • Có phụ huynh không thể điều chỉnh cảm xúc của họ, thường trong trạng thái kích động. + Hành vi khi trưởng thành: không có khả năng tự xoa dịu hoặc đối phó với tình huống căng thẳng, thiếu khả năng phục hồi cảm xúc, lạm dụng/nghiện ngập. Giải quyết những tình huống một cách không lành mạnh; hoặc thiếu tính dễ bị tổn thương (vulnerability); có vấn đề trong giao tiếp cởi mở; rối loạn điều hòa hệ thần kinh (nervous system dysregulation).

  • Có phụ huynh chỉ luôn tập trung vào vẻ ngoài + VD: Con nhà người ta…, “Sao thứ hạng trong lớp lại thua bạn?” “Bé A trong lớp của con vừa xinh vừa giỏi" "Sao con không như họ?" + Hành vi khi trưởng thành: luôn so sánh bản thân với người khác (kinh niên), người cầu toàn (perfectionism), hay phán xét người khác, “biểu diễn" để đạt được sự yêu thương, tán dương. Tìm kiếm sự “xác thực" bên ngoài, hơn là sự hạnh phúc, hài lòng bên trong.


  • Bị bỏ rơi, không được phụ huynh lắng nghe và nhìn thấy. + Hành vi khi trưởng thành: thường ở trạng thái “thiếu thốn" hoặc “trốn tránh" trong mối quan hệ. Cảm xúc bản thân phụ thuộc vào cảm xúc người khác. Nỗi sợ hãi xã hội kinh niên (chronic social anxiety); sợ bị chỉ trích hoặc thể hiện bản thân.

  • Có phụ huynh không có ranh giới - giới hạn + Hành vi khi trưởng thành: không thể thiết lập “ranh giới cho bản thân"; không thể nói “không"/từ chối người khác; phụ thuộc cảm xúc người khác. Không có khả năng hiểu “nhu cầu của chính bản thân" (được một mình, được thoải mái,...) và không biết cách để có được nhu cầu đó. Không chăm sóc bản thân, thiếu tự chủ - quyết đoán. Luôn phản bội nhu cầu bản thân để người khác được thỏa mãn.


Sang chấn tâm lý - không liên quan đến “sự kiện”. Chấn thương là “cách” chúng ta phản ứng với sự kiện, dựa trên “mô hình" mà ta “học” từ những người gần gũi khi bé (gia đình, thầy cô, người nuôi dưỡng). Chấn thương là cách sự kiện tác động đến hệ thần kinh của chúng ta như thế nào. Và, cách nó ngắt kết nối chúng ta với “con người thật” của mình.


Vì thế mà rất ít người lớn hiểu được nhu cầu của chính họ là gì. Và rất ít người lớn có “ranh giới” bảo vệ sự thoải mái bản thân với người ngoài.

Chấn thương từ ấu thơ sẽ để lại cho chúng ta những “cơ chế đối phó”“mô hình” không lành mạnh. Một đứa trẻ luôn bị gia đình phán xét từ bé thường có xu hướng phán xét người khác khi lớn lên. Một đứa trẻ bị gia đình bỏ mặc, thiếu chăm sóc hoặc thể hiện tình cảm lên đứa trẻ khác thường có xu hướng ghen tị, ích kỷ khi trưởng thành.

Để chữa lành cho bản thân, ta phải bắt đầu bằng nhận thức hành vi của chính mình. Hiểu rằng: những khuôn khổ (pattern) - suy nghĩ và “niềm tin cốt lõi" của chúng ta về bản thân - đều dựa trên những tình trạng trải qua khi bé. Giống như có những ngôn ngữ A; B; C… ta chỉ học ngôn ngữ B từ nhỏ nên khi lớn lên ta chỉ nói ngôn ngữ B mà ít nhận thức về những ngôn ngữ khác. “Những hành vi tiêu cực trong vô thức của chúng ta" không phải là “chúng ta". Nó chỉ là sự phản chiếu từ quá khứ của mỗi người. Và khi một người đối xử tệ với ta, thay vì oán trách thì nên thông cảm cho họ.

Những hành vi đó là sai, nhưng chúng ta không sai. Chúng ta chỉ là những người khi bé phải học cách đối phó với “môi trường tổn thương" để tồn tại.


Những “ngôn ngữ" chúng ta đã “học” có thể được loại bỏ và học thứ ngôn ngữ khác.

Và không trách cứ, hãy càng yêu hơn những bậc phụ huynh, họ đã quan tâm chúng ta tốt nhất có thể trong mức độ nhận thức của họ.

Người làm chúng ta tổn thương - là những người đang bị tổn thương.


Khi trưởng thành, chúng ta có khả năng và trách nhiệm để phá vỡ các hành vi, khuôn khổ độc hại. Unlearn and Relearn. Ta có thể ý thức được những lựa chọn mới trong những tình huống bị kích động, phù hợp với con người thực sự của chúng ta. Bài: Võ Khánh Duy - Art of Life Columnist Theo: Tiến sĩ Tâm Lý Học Nicole LePera

Comments


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page