top of page
Ảnh của tác giảNavigator Media

Richemont bổ nhiệm hai CEO mới tại Cartier và Van Cleef & Arpels


Richemont sở hữu 12 thương hiệu đồng hồ mà trong đó gần như toàn bộ đều là các thương hiệu lớn đẳng cấp hàng đầu khắp thế giới từ Thụy Sĩ đến Đức, Pháp như ALS, JLC, VC, IWC,… Theo quyết định mới nhất kể từ ngày 1 tháng 9, Nicolas Bos được bổ nhiệm làm tân CEO của Richemont.


Tập đoàn Richemont là một công ty cổ phần hàng xa xỉ của Thụy Sĩ được thành lập bởi doanh nhân người Nam Phi Anton Rupert. Richemont hoạt động thông qua các công ty con để thiết kế, sản xuất, phân phối và bán đồ trang sức cao cấp, đồng hồ, đồ da, nhạc cụ, quần áo và phụ kiện.


Và tất cả tạo nên tập đoàn Richemont hùng mạnh, đứng thứ hai toàn ngành đồng hồ thế giới sau tập đoàn Swatch, đứng thứ hai toàn ngành hàng xa xỉ thế giới sau tập đoàn LVMH. Không chỉ thế, Richemont đồng thời là tập đoàn có vốn thị trường đứng thứ 6 toàn Thụy Sĩ.


Richemont sở hữu 12 thương hiệu đồng hồ mà trong đó gần như toàn bộ đều là các thương hiệu lớn đẳng cấp hàng đầu khắp thế giới từ Thụy Sĩ đến Đức, Pháp như ALS, JLC, VC, IWC,…


Theo quyết định mới nhất kể từ ngày 1 tháng 9, Nicolas Bos được bổ nhiệm làm tân CEO của Richemont.



Louis Ferla sẽ kế nhiệm Cyrille Vigneron trở thành giám đốc điều hành Cartier – thương hiệu lớn nhất tập đoàn. Và Jaeger-LeCoultre, Catherine Rénier sẽ tiếp quản Nicolas Bos điều hành nhà mốt đồng hồ xa xỉ Van Cleef & Arpels.


Sau tám năm lãnh đạo Cartier, Vigneron sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch văn hóa và hoạt động từ thiện của thương hiệu và làm việc với Ferla để đảm bảo quá trình chuyển giao diễn ra suôn sẻ. Giám đốc thương mại Laurent Perves sẽ đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc điều hành tạm thời của Vacheron Constantin, trong khi vị trí này ở Jaeger-LeCoultre tạm thời được giao cho giám đốc tài chính Philippe Hermann.



Ferla gia nhập Richemont vào năm 2001, bắt đầu tại thương hiệu Alfred Dunhill với tư cách là giám đốc bán hàng khu vực Hồng Kông và sau đó là tổng giám đốc điều hành của Đài Bắc.


Năm 2006, ông gia nhập Cartier, nơi ông đảm nhận nhiều vị trí điều hành cấp cao khác nhau, cụ thể là tại các khu vực Trung Đông, Ấn Độ và Châu Phi, trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc điều hành Trung Quốc.


Năm 2015, ông được thăng chức lên ủy ban điều hành của hãng với tư cách là giám đốc khách hàng và kinh doanh quốc tế. Ferla là CEO của Vacheron Constantin từ năm 2017. Vào tháng 5/2023, Richemont cho biết doanh số hàng năm tại Vacheron Constantin, thương hiệu lớn nhất thuộc bộ phận chế tác đồng hồ, đã vượt qua 1 tỷ euro. Đây là thương hiệu lớn thứ ba của Richemont sau Cartier và Van Cleef & Arpels.

Chủ tịch Richemont Johann Rupert cho biết: “Louis Ferla đã giành được sự ngưỡng mộ và tôn trọng của các đồng nghiệp trong tập đoàn và toàn ngành vì đã đưa Vacheron Constantin lên vị trí đỉnh cao của ngành chế tác đồng hồ cao cấp”.


Rupert cũng nói lời tạm biệt với cựu CEO của Cartier: “Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Cyrille vì tầm nhìn và sự lãnh đạo táo bạo của anh ấy trong tám năm qua, nhờ đó Cartier đã đạt đến những tầm cao mới và trở thành chuẩn mực trong thế giới xa xỉ.


Đồng thời, tôi muốn cảm ơn Cyrille vì đã giúp xác định Louis là người kế nhiệm anh ấy. Tôi chúc Cyrille mọi điều tốt đẹp nhất trong vai trò mới của mình, nơi tôi biết anh ấy sẽ hết mình với những chủ đề mà anh ấy luôn đam mê.”


Trong giai đoạn Cyrille Vigneron lãnh đạo Cartier kể từ năm 2016, doanh số của thương hiệu đã tăng gấp đôi. Cartier đã tạo ra doanh số 10,5 tỷ euro trong năm tài chính 2024 và trở thành ông trùm trang sức lớn nhất thế giới.



“Cartier đã có những đổi mới vượt bậc và tăng trưởng về mặt truyền thông, điều này đã thu hút được nhiều khách hàng trẻ tuổi hơn”, nhà phân tích Antoine Belge cho biết. “Việc quản lý hệ thống đổi mới đã trở nên hiệu quả hơn, bằng chứng là Cartier đã tìm thấy sự cân bằng trong việc phát triển các dòng sản phẩm mang tính biểu tượng đã ra mắt nhiều năm trước và tung ra các dòng sản phẩm mới”.


Bên cạnh đó, theo ước tính của Morgan Stanley, Van Cleef & Arpels đã tạo ra doanh số 3,52 tỷ euro trong năm tài chính 2024, trở thành thương hiệu trang sức lớn thứ ba sau Cartier và Tiffany.


Tháng trước, Richemont đã chứng kiến một sự xáo trộn về quản lý khi bổ nhiệm Bos làm CEO mới của tập đoàn. Việc này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bloomberg đưa tin rằng chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của LVMH, Bernard Arnault đã mua một lượng cổ phần nhỏ tại Richemont.


Bài: Navigator Media

Comments


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page