Có thể ai trong chúng ta cũng đều nghiện cảm xúc (Kỳ 2)
- Võ Khánh Duy
- 4 thg 3, 2021
- 2 phút đọc
Đã cập nhật: 2 thg 9, 2021
Vì gốc rễ của nghiện là "cảm xúc", nên không chỉ những hoạt động hữu hình mà việc nghiện còn thể hiện trên những phương diện: suy nghĩ, tâm lý và cảm giác.

Có ai từng cảm giác bản thân mình khổ sở, luôn là "nạn nhân", hoặc thường ở trạng thái giận dữ, khó chịu, chán ghét, âu sầu...!?
Đúng là không ai muốn phiền muộn, nhưng bên trong cơ thể không nhận thức được như chúng ta, dopamine vẫn tiếp tục sản sinh khi con người đang trong những tình huống dẫn tới "xúc động mạnh" (hit emotions).
Có phải vài người xung quanh (hoặc bản thân) chúng ta trong vô thức luôn ở những tình huống kịch tính, tạo ra những câu chuyện buồn bã, uất giận...!? Hoặc khi ta thấy một người hay phản ứng thái quá với các tình huống, hãy cảm thông cho họ thay vì tạo ra tiếp những tình huống xấu hơn.

Con người luôn phải đối mặt với căng thẳng. Tuy nhiên có nhiều mặt tích cực về stress, nó giúp ta tăng kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving), khả năng tự tạo ra môi trường mới cho bản thân và phân tích xử lý. Căng thẳng còn giúp con người tăng khả năng phục hồi (resilience - đàn hồi).
Vấn đề ở chỗ chúng ta để stress trở nên mãn tính, kinh niên. Khi ở một môi trường thường xuyên đối mặt căng thẳng; trong vô thức, ta sẽ "bị quen", đem cái tâm lý đó gắn lên bản thân và gặp vấn đề nào ta cũng đều có xu hướng đem cảm xúc đó vào.

Thực chất, đằng sau những cảm xúc bất kỳ của chúng ta là kết quả từ "những thuật toán" sinh hóa bên trong cơ thể - não bộ. Một khi "bộ máy sinh hoá thần kinh" kích hoạt "thuật toán về sự lo âu", nó sẽ quen với điều đó và thường xuyên sản sinh ra thuật toán ấy.
Khác với cơ quan bên trong cơ thể người làm việc trong vô thức; chúng ta có "nhận thức" (khoa học chưa tìm được nhận thức từ đâu ra), ta có khả năng quan sát được khi nào ta căng thẳng và cảm xúc bị kích động, và ta có thể điều tiết lại bản thân.

Những hành vi thể hiện việc nghiện cảm xúc là:
Liên tục tái hiện một tình huống bằng cách kể về nó với bất kỳ ai mà bạn có thể. Hoặc lặp lại tình huống đó trong vô thức.
Dấn vào các mối quan hệ nơi mà bạn có thể cảm thấy được những xúc động mạnh (hit emotions) trong những chu kỳ lặp lại.
Tìm kiếm những hit emotions qua các bài hát, phim ảnh, TV shows, tin tức để “sống lại cảm xúc đó".
Tham gia hoặc tạo ra những hỗn loạn, mâu thuẫn gia đình, môi trường làm việc (nơi mà mọi người trong gia đình đều phụ thuộc cảm xúc nhau).

Xem lại:
Comments