top of page
Ảnh của tác giảNavigator Media

Ngành năng lượng châu Âu vẫn chưa thể trở nên khả quan trong tương lai gần


Ảnh minh họa: EPA-EFE/CAROLINE BREHMAN

Vào ngày 29 tháng 9, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) sẽ tổ chức một hội nghị cấp cao về đảm bảo quá trình chuyển đổi năng lượng có trật tự ở Paris. Sự kiện này diễn ra vào thời điểm châu Âu đang phải đối mặt với những cú sốc về giá năng lượng và đang cố gắng chuyển đổi sang năng lượng tái tạo nhưng lại đi các chiến lược mạch lạc và gắn kết.


Những cú sốc về giá từ sau sự kiện Nga tấn công Ukraine và các lệnh trừng phạt sau đó cho thấy châu Âu đã không có sự chuẩn bị tốt. Sau đòn giáng đau đớn ban đầu với giá dầu và khí đốt đắt đỏ, giá năng lượng một lần nữa lại tăng lên. Giá chuẩn của dầu thô WTI và Brent đang dao động quanh mức 90 USD/thùng, trong khi nhiều nhà phân tích dự báo mức 100 USD trở lên. Dầu diesel ở Mỹ đã tăng trên 140 USD và ở châu Âu, nó tăng 60% kể từ mùa hè.


Ảnh minh họa: Pavlo Gonchar/SOPA Images/LightRocket

Giá năng lượng cao hơn có thể khiến ngành công nghiệp châu Âu mất đi khả năng cạnh tranh Trên toàn khu vực, bao gồm cả EU và Anh, chi phí đầu vào đã tăng cao hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến khác như Nhật Bản, Mỹ và Canada. Vào tháng 10 năm 2022, Economist Intellence Unit lập luận rằng “giá năng lượng cao sẽ có tác động lâu dài, dưới hình thức gánh nặng nợ, thất bại trong kinh doanh và những thay đổi trong quá trình chuyển đổi xanh”. Hơn nữa, họ phát hiện ra rằng việc nhập khẩu khí đốt của Nga chưa được thay thế hoàn toàn bằng các chuyến hàng LNG và Na Uy.


Ngoài ra, còn có những lo ngại rằng không có chính sách công nghiệp nào ở châu Âu có thể so sánh được với chính sách của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều này không chỉ phản ánh trong lĩnh vực năng lượng mà còn trên nhiều mảng khác. Tuy nhiên, lĩnh vực này là nơi thiếu phương hướng trầm trọng nhất. Thứ nhất, châu Âu đang cố gắng thực hiện quá trình chuyển đổi xanh, và thứ hai, với cuộc chiến ở Ukraine, nó đã trở thành một vấn đề chiến lược quan trọng.


Chiến lược của châu Âu cũng có một khía cạnh chính sách đối ngoại quan trọng. Một mặt, các nước này sẽ cần đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng với giá cả phải chăng cho chuỗi cung ứng năng lượng sạch và mặt khác là nhiên liệu. Ở hầu hết các khía cạnh, tình hình địa chính trị cho đến nay đều đi ngược lại mục tiêu này.


Tiến độ chuyển đổi xanh của ngành năng lượng châu Âu vẫn chưa đủ nhanh để ứng phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung hiện nay. Ảnh: boell.org

Thỏa thuận giữa EU và Mercosur, một liên minh gồm các quốc gia Nam Mỹ bao gồm Brazil và Argentina, đã bị đình trệ kể từ khi được đưa ra vào năm 2019. Điều này chủ yếu là do nông dân Pháp lo ngại phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các cường quốc nông nghiệp từ khu vực này. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là châu Âu đang bỏ lỡ các thỏa thuận có lợi với một số nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất, liên quan đến khai thác mỏ và nhiên liệu hóa thạch.


Ở Châu Phi, sự thù địch chính trị đối với các đế quốc từng thống trị họ trước đây cũng đang tạo ra những trở ngại. Kể từ năm 2020, Tây Phi chứng kiến làn sóng tiếp quản quân sự với luận điệu chống Pháp và chống châu Âu mạnh mẽ. Một số tập đoàn nói rằng hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra bình thường, nhưng thật khó để tin rằng Brussels sẽ có thể đạt được những thỏa thuận có lợi với những cơ chế như vậy.


Mùa thu năm nay, có hai điểm cần tìm kiếm: thứ nhất, liệu châu Âu có thể đưa ra một chiến lược mạch lạc về năng lượng, giải quyết những bất ổn của doanh nghiệp và người dân hay không. Thứ hai, khi mùa đông đến gần, chúng ta sẽ tìm hiểu xem khu vực này đã chuẩn bị cho một cú sốc giá năng lượng khác hay chưa. Liệu nó có gây ra hỗn loạn và đẩy chi phí đầu vào tăng vọt một lần nữa tăng lên không? Hay có một kế hoạch nào đó có thể giúp người châu Âu cảm thấy thoải mái hơn?


Bài: Hiếu Võ – Theo Forbes

Комментарии


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page