top of page
Ảnh của tác giảNavigator Media

Natalia Goncharova: từ nghệ thuật avant-garde đến chủ nghĩa vị lai Nga

Natalia Goncharova vẫn chưa được công nhận. Khi còn là một họa sĩ trẻ, bà đã có sức ảnh hưởng lớn trong nghệ thuật avant-garde (tiên phong) của Nga, làm việc và có các tác phẩm được triển lãm cùng với một số tên tuổi quan trọng nhất trong lĩnh vực trừu tượng, như Kazimir Malevich và Wassily Kandinsky.


khi bà qua đời vào năm 1962, hình ảnh Goncharova nhanh chóng bị lãng quên bởi hầu hết các nhà sử học và nhà sưu tập nghệ thuật ở phương Tây. Cho đến năm 2007, Goncharova vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng nghệ thuật của thế giới khi bức tranh Picking Apples (1909) của bà được bán đấu giá với giá 9.8 triệu USD (Mỹ), mức giá kỷ lục vào thời điểm đó đối với một nữ họa sĩ. Georgia O’Keeffe hiện đang giữ kỷ lục cho bức họa Jimson Weed / White Flower No. 1 (1932) của bà, được bán vào năm 2014 với giá 44,4 triệu đô la. Nhưng Natalia Goncharova vẫn nằm trong danh sách top 4, cùng với Louis Bourgeois, Joan Mitchell và Berthe Morisot.


Natalia Goncharova - Airplane over Train, 1913

Điều đáng buồn là hầu như tất cả các nhà sưu tập đương đại đều biết về hoạ sỹ độc đáo này. Nhưng nếu không phải bởi vì dòng tiền từ Nga đổ vào thị trường nghệ thuật, họ sẽ chẳng biết đến bà. Tuy nhiên, vai trò nền móng của Natalia Goncharova trong lịch sử thẩm mỹ của Chủ nghĩa Hiện đại vẫn chưa được thể hiện một cách đủ đầy. Phong cách của bà không dễ nhớ so với những người cùng thời, nhưng hơn bất kỳ ai khác trong thế hệ, bằng trực giác của mình, bà đã nắm bắt được mối quan hệ phức tạp tồn tại giữa Chủ nghĩa Nguyên thủy và Chủ nghĩa Hiện đại: một mối quan hệ đã giúp hình thành không chỉ chủ nghĩa vị lai của Nga, mà là tất cả nghệ thuật trừu tượng hiện đại và đương đại.



Sự ra đời của chủ nghĩa hiện đại Nga

Natalia Goncharova sinh ra ở Tula Oblast, miền tây nước Nga, vào năm 1881. Cha bà là kiến ​​trúc sư và cũng học trong môi trường nghệ thuật. Năm 1901, khi Natalia quyết định trở thành một nghệ sĩ, bà đăng ký học trường cha bà từng theo học, Viện Hội họa, Điêu khắc và Kiến trúc Moscow. Bà đã học ở đó gần một thập kỷ, ban đầu bà học điêu khắc nhưng sau đó lại chuyển sang lĩnh vực hội họa, bởi bà cảm thấy việc khám phá màu sắc theo sự sáng tạo của mình trở nên dễ dàng hơn. Đó chính là thời điểm mà văn hóa Nga đang có sự thay đổi. Phong trào nghệ thuật Mir iskusstva, hay World of Art, đã gây áp lực buộc tầng lớp hàn lâm từ chối chủ nghĩa hiện thực truyền thống để ủng hộ nghệ thuật mang tính thử nghiệm, cá nhân hơn. Goncharova đứng về phía họ, nhưng thẩm mỹ cho sự sáng tạo và đổi mới của bà lại không được các giáo viên chia sẻ.


May mắn cho bà, một trong những người thầy - nhà điêu khắc Paolo Petrovich Troubetzkoy, thành viên chủ chốt của phong trào World of Art, đã động viên bà. Mặc dù được thầy ủng hộ, Goncharova cảm thấy không được đánh giá cao và không có động lực, và năm 1909 bà đã từ bỏ phong trào này. Vào năm tiếp theo, sự bất đồng xảy ra tại trường, một bên là những sinh viên hoài niệm quá khứ, một bên khao khát sự mới mẻ, và một số sinh viên tiến bộ đã bị đuổi học vì thẩm mỹ của họ. Mặc dù thế, Natalia, và người yêu của bà lúc bấy giờ ( sau này là chồng) Mikhail Larionov, cùng với một số sinh viên bị đuổi học đã thành lập một nhóm nghệ sĩ ngoại đạo có tên là Knave of Diamonds. Lúc đầu, họ bắt chước các xu hướng trong Chủ nghĩa Hiện đại Châu Âu. Nhưng với sự dẫn dắt của Goncharova, họ nhanh chóng vượt ra khỏi sự mô phỏng trong nỗ lực khám phá Chủ nghĩa Hiện đại đích thực của Nga.


Natalia Goncharova - Still Life With Ham, 1912 (bên trái) và Natalia Goncharova - Yellow And Green Forest, 1913 (bên phải)

Sự chấp thuận của Natalia Goncharova

Trong vài năm sau đó, Goncharova nhanh chóng phát triển quan điểm thẩm mỹ của mình, bà từ chối tất cả các thẩm quyền đánh giá về nghệ thuật ngoại trừ bản thân mình. Bên cạnh đó, bà khám phá ra trường phái nguyên thủy đồng thời với xu hướng mới nổi của Chủ nghĩa vị lai. Mặt khác, bà tìm thấy cảm hứng trong quan hệ giữa các màu sắc và chủ đề kết nối với nghệ thuật dân gian Nga. Mặt khác, bà cũng bị cuốn hút bởi the Cubist - một trường phái lập thể về không gian đa chiều, hay các chiều không gian khác; quan niệm của Trường phái Tỏa tuyến (Rayonism) cho rằng tốc độ được thể hiện một cách trực quan nhất bằng các đường cắt chéo; và Trường phái Dã thú (Fauvism) sử dụng màu sắc sống động, phi thực tế được lấy cảm hứng từ các nghệ sĩ người Pháp như Vincent van Gogh và Paul Cézanne.



Chỉ trong một vài năm, Goncharova đã kết hợp tất cả những quan điểm này để tạo ra một vị trí thẩm mỹ độc đáo, thuần túy Nga, trên đỉnh cao của Chủ nghĩa Hiện đại. Trong quá trình này, bà đã tham gia một số nhóm nghệ thuật tiên phong có ảnh hưởng nhất ở Nga và Châu Âu. Bà là thành viên đời đầu của The Blue Rider, do Wassily Kandinsky thành lập. Bà đã trưng bày hơn 50 bức tranh trong triển lãm The Donkey’s Tail năm 1912, cùng với các họa sĩ Kazimir Malevich và Marc Chagall. (Các quan chức Nga đã tịch thu một số tác phẩm của bà từ cuộc triển lãm đó vì yếu tố tục tĩu). Và cùng năm đó, bà cũng trở thành thành viên sáng lập của Russian Futurists.


Tính vô thường của hiện tại

Cảm hứng về những gì Natalia Goncharova đã đạt được đến từ nhận thức bản năng của bà rằng không có gì giống nhau. Bà chấp nhận quá khứ trong khi luôn phấn đấu cho những gì xảy đến tiếp theo. Giống như những người theo Chủ nghĩa Vị lai cùng thời, bà khước từ truyền thống bởi vì bà thấy rằng ngay khi một truyền thống được thiết lập, nó tượng trưng cho sự suy tàn. Mọi thứ đều tiến lên hoặc lùi xuống; không có gì đứng yên. Và chúng ta có thể thấy niềm khao khát, hướng đến tương lai trong vô số những thay đổi mà bà khám phá đối trong phong cách của mình qua nhiều thập kỷ. Chúng ta cũng có thể thấy điều đó trong cách tiếp cận đa lĩnh vực mà bà áp dụng cho nghệ thuật của mình, khám phá những lĩnh vực như điêu khắc, hội họa, thời trang, thiết kế đồ họa, kiểu chữ, minh họa, văn học và thiết kế bối cảnh.


Natalia Goncharova - Flowers, 1912 (bên trái) và Natalia Goncharova - Rayonist Lilies, 1913 (bên phải)

Vì vậy, nhiều nghệ sĩ tiên phong khác trong thế hệ của bà chỉ muốn tiêu hủy quá khứ. Nhưng dù Goncharova đồng ý rằng hầu hết các thể chế hiện đại đều vô dụng, bà tôn trọng những khía cạnh nguyên thủy nhất của văn hóa Nga và chấp nhận chúng, bởi vì bà hiểu rằng đó là những gốc rễ sâu xa xác định bà là ai. Sau đó, khi các phong trào như Art Brut (nghệ thuật thô) và Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng tuyên bố đổi mới mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại, họ nợ Natalia Goncharova: một trong những người tiên phong của chủ nghĩa Hiện đại, sử dụng liên kết chặt chẽ giữa sự nguyên thủy với tính hiện đại trong những tác phẩm của bà.


Bài: Theo fashionnet.vn



Comments


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page