Hàng loạt ngân hàng tại châu Á gặp khó khi tăng vốn qua trái phiếu AT1
Citigroup cho biết, các ngân hàng châu Á có thể gặp khó khăn trong việc bổ sung vốn theo hình thức phát hành trái phiếu cấp 1 bổ sung (AT1). Trước đó, dựa theo thỏa thuận tiếp quản, chính quyền Thụy Sĩ đã có động thái xóa sạch trái phiếu Credit Suisse.
Thách thức sẽ gay gắt hơn đối với lượng lớn các ngân hàng châu Á nhỏ, thường phụ thuộc nhiều vào AT1 hơn các ngân hàng phương Tây, bởi yêu cầu thanh khoản theo quy định của chính phủ chặt chẽ hơn.
Theo thỏa thuận tiếp quản, cơ quan quản lý Thụy Sĩ xác định, khối lượng trái phiếu AT1 của Credit Suisse với giá trị danh nghĩa 16 tỷ franc (17,35 tỷ USD) sẽ bị xóa sổ. Đây là quyết định gây choáng váng cho thị trường tín dụng toàn cầu và khiến nhiều người nắm giữ trái phiếu tức giận.
Trái phiếu AT1 (có thể chuyển đổi thành tài sản ròng) được xếp hạng cao hơn cổ phiếu trong cơ cấu vốn của ngân hàng. Nếu một ngân hàng gặp rắc rối, các trái chủ thường sẽ lấy lại được tiền vốn trước cổ đông.
Việc trái phiếu Credit Suisse giảm về 0 sẽ tạo ra khoản lỗ lớn nhất trên thị trường AT1, trị giá 275 tỷ đô la tính đến nay.
Citi cho biết, họ dự kiến sự sụp đổ của Credit Suisse sẽ kích hoạt việc định giá lại AT1 trong cơ cấu vốn của các ngân hàng châu Á.
Hệ thống ngân hàng tại châu Á vốn phụ thuộc nhiều vào AT1 có thể gặp khó khăn lớn hơn trong việc bổ sung vốn. Vì vậy có thể dẫn đến việc họ chậm mở rộng bảng cân đối kế toán nhằm chế ngự lạm phát và tốc độ tăng lãi suất.
Theo báo cáo nghiên cứu của Citi:“Các cơ quan quản lý có thể thắt chặt yêu cầu về vốn và thanh khoản, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các ngân hàng vừa và nhỏ.”
Tuy nhiên, Citi cho biết, động thái của Credit Suisse không thể làm suy yếu thị trường AT1 ngoài khu vực châu Á trong thời gian dài. Nguyên nhân bởì tại các khu vực khác, những điều khoản và quy định như vậy mang lại an toàn cho giới đầu tư.
Bài: Thu Trang – theo Reuters
Comments