top of page
Ảnh của tác giảNavigator Media

Dòng tiền gửi chảy khỏi ngân hàng Hoa Kỳ ở mức kỷ lục trong 40 năm qua

Tổng công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang (FDIC) đã báo cáo rằng, trong quý đầu tiên năm 2023, tổng số tiền gửi tại các ngân hàng Hoa Kỳ giảm kỷ lục ở mức 2,5% nhưng lợi nhuận trên toàn ngành tương đối ổn định do tác động của hai vụ sụp đổ ngân hàng lớn.



Ngân hàng Hoa Kỳ mất lượng tiền gửi cao nhất trong 40 năm


Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) (Nguồn: Bankrate)


FDIC cho biết 472 tỷ USD tiền gửi đã bị rút ra trong quý đầu tiên, mức cao nhất tính từ khi cơ quan này bắt đầu thu thập dữ liệu (năm 1984) đến nay. Con số này đánh dấu quý thứ tư liên tiếp mà dòng tiền chảy ra khỏi các ngân hàng và có dấu hiệu tăng tốc.

Sự sụt giảm chủ yếu là từ các quỹ không được bảo hiểm, vì tiền gửi được bảo hiểm thực tế đã tăng 255,1 tỷ USD (tương đương 2,5%) trong bối cảnh sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank. Sự sụt giảm tiền gửi được bù đắp bằng nguồn vốn bán buôn tăng lên ở mức 14,4% trong quý đầu tiên.


Báo cáo cuối tháng 5 đánh dấu cái nhìn toàn diện nhất về sức khỏe của ngành ngân hàng, bởi hai vụ phá sản ngân hàng đã góp phần gây ra tình trạng hỗn loạn rộng lớn trong toàn ngành, bao gồm cả vụ tịch thu Ngân hàng First Republic hồi tháng 5.


Sau khi báo cáo được công bố, chỉ số ngân hàng thuộc S&P 500 giảm 2,6% sau khi chạm mức thấp nhất trong khoảng hai tuần và ghi nhận mức giảm phần trăm trong một ngày lớn nhất kể từ đầu tháng 5. Những cổ phiếu giảm giá nhiều nhất bao gồm Comerica (CMA.N), Keycorp (KEY.N) và Citizens Financial (CFG.N).


Ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều rủi ro trong tương lai

Ảnh minh họa (Nguồn: The Business Times)


Martin Gruenberg – chủ tịch FDIC cho biết: “Hiện nay, ngành ngân hàng vẫn rất ‘kiên cường’. Do đó, trước khi có báo cáo kết quả quý II, chúng tôi chưa thể thấy rõ tác động lâu dài của tình trạng căng thẳng này”.


Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng ngành ngân hàng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đối mặt với những rủi ro khác xuất phát từ lạm phát, lãi suất tăng và áp lực kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực như bất động sản thương mại.


FDIC cho biết, lợi nhuận ngân hàng về cơ bản đã tăng 16,9%, tăng lên 79,8 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm, nhưng mức lợi nhuận thực sự không thay đổi sau khi tính đến ảnh hưởng kế toán của việc mua lại hai ngân hàng phá sản.


FDIC cũng đã đưa bốn công ty mới vào ‘danh sách ngân hàng có vấn đề’, hiện gồm 43 công ty với tổng tài sản trị giá 58 tỷ USD.


Bài: Giang Nguyễn (Theo Reuters)

Komentarze


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page