Doanh số của hàng loạt loại rượu cao cấp tăng vọt trong thời gian gần
- Navigator Media
- 29 thg 3, 2022
- 3 phút đọc
Khi “sang trọng hóa” tiếp tục là xu hướng trong lĩnh vực rượu mạnh, doanh số bán rượu mạnh cao cấp đang tăng vọt. Dữ liệu mới từ Hiệp hội Rượu mạnh Hoa Kỳ (DISCUS) cho thấy doanh số bán rượu mạnh tăng 43% trong năm ngoái, dẫn đầu với tequila và whiskey Mỹ. Tốc độ tăng trưởng của năm ngoái hơn gấp đôi tốc độ trung bình (18%) của năm năm qua.

Theo dữ liệu của Hiệp hội Rượu mạnh Hoa Kỳ, doanh số bán hàng của các dòng rượu cao cấp đã tăng lên 43% trong năm ngoái.
Doanh số của các dòng rượu cao cấp tăng 47% trong quý 3/2021 so với cùng kỳ năm ngoái.
Christine LoCascio, giám đốc chính sách công của DISCUS, cho biết: “Xu hướng sản xuất rượu mạnh cao cấp của những năm gần đây đã vươn đến MỘT tầm cao mới vào năm 2021. Để đối phó với việc hạn chế đi lại và tạm ngưng hoạt động của các nhà hàng, nhiều người đã tăng cường mua các món rượu cao cấp để nâng cao trải nghiệm cocktail của họ tại nhà.”

Không chỉ có doanh số rượu xa xỉ được bán ở Hoa Kỳ tăng vọt trong sáu năm qua, mà hầu hết mọi loại rượu xa xỉ cũng đã có doanh số tăng trưởng mạnh qua các năm. Điểm qua một số loại rượu như tequila, whisky, rum và bourbon Nhật Bản, tốc độ tăng trưởng dao động từ 6% đến 48%, với tốc độ trung bình là 23%.
Dữ liệu này được cung cấp bởi Luxury Brand Index, một công cụ mới của DISCUS để phân tích doanh số bán hàng của các thương hiệu rượu sang trọng. Báo cáo này chỉ có phạm vi trong số các thương hiệu được bán tại Hoa Kỳ có giá bán lẻ cho một chai 750ml từ 50 USD trở lên. Dữ liệu phân tích phân khúc mới sẽ được công bố mỗi quý.
Hướng đi nào dành cho những dòng rượu đắt đỏ này? Chắc chắn, những cái tên và nhãn hàng trên các chai rượu này bảo chứng cho chất lượng tốt hơn. Nhưng với những người sành rượu bị mắc kẹt ở nhà vì đại dịch, cơ hội lui tới các quán bar trở nên hạn chế và họ phải dùng tiền tiết kiệm để mua các chai rượu có giá cao hơn. Không có sự hướng dẫn của người pha chế, những người sành rượu vẫn có thể nhâm nhi cocktail trong các quán bar tại nhà của họ — rượu Scotch mạch nha đơn, hay tequila và bourbon.
Năm ngoái, giám đốc nghiên cứu của IWSR Jose Luis Hermoso đã lưu ý trong một thông cáo rằng “các lệnh hạn chế bởi Covid đã khiến người tiêu dùng đánh giá cao giá trị của việc thưởng thức tại nhà thông qua việc mua các sản phẩm cao cấp. Đại dịch đã mang lại nhiều quan điểm mới và câu nói ‘Hãy tận hưởng những phút giây mà ta đang có‘ đã trở nên nổi tiếng trở lại.”
Đào sâu hơn vào sự bùng nổ doanh số của mặt hàng rượu cao cấp vào năm ngoái, tequila cho thấy lại loại rượu đem lại lợi nhuận lớn nhất trong giai đoạn này với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt đến 75% theo như báo cáo. Năm 2020 cũng là một năm đáng chú ý trong sự tăng trưởng của tequila –đạt đến 46%.
Trong lĩnh vực rượu mạnh, whisky Mỹ cũng đạt đến con số 46% và với Cognac là 31%. Whisky Scotch đã phục hồi từ thuế quan với tốc độ tăng trưởng 20%, tăng trở lại sau khi báo cáo thua lỗ vào năm 2020. Rượu whisky Ailen tăng 9%, trong khi rượu whisky Nhật Bản không có dấu hiệu tăng trưởng.
Còn rượu Scotch vẫn tăng trưởng bất chấp những rào cản do thuế quan gây ra. Việc áp đặt thuế quan trả đũa 25% đối với các dòng whisky của Mỹ gây ra bởi tranh chấp thép-nhôm đã làm giảm 42% giá trị xuất khẩu sang Anh trong thời gian bốn năm, từ 150 triệu USD xuống còn 88 triệu USD. Để bù đắp tổn thất, các thương hiệu whisky Mỹ đã phải hướng con mắt của họ về thị trường quốc nội.
Việc đình chỉ thuế quan đã kết thúc vào tháng 10 năm 2021.
Nhìn cận cảnh hơn vào xu hướng năm năm qua, whisky và tequila của Mỹ đa tăng trưởng hơn 40% mỗi năm, trong khi Cognac tăng 19%. Rượu whisky Nhật Bản và Scotland chỉ tăng trưởng ở mức 6% mỗi năm trong năm năm qua — phần lớn nguyên do là bởi tác động của hải quan Hoa Kỳ.
Bài: Trí Hiếu- dẫn từ Forbes
Comments