top of page
Ảnh của tác giảThái Công Thức

"Cơn khát” bất động sản Wellness thời hậu Covid-19 của giới siêu giàu khắp thế giới



Đại dịch Covid-19 được ví như “cơn ác mộng kinh hoàng” đối với ngành du lịch trên quy mô toàn cầu. Không ngạc nhiên khi nó trở thành một chướng ngại vật cản trở đà tăng tốc của ngành du lịch nước ta, lĩnh vực bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh khi dịch bệnh được kiểm soát thì du lịch cũng là ngành có những bước hồi phục nhanh nhất, nhưng cùng với đó là rất nhiều sự đổi thay. Nhu cầu nghỉ dưỡng thông thường của du khách đã bị điều chỉnh mạnh mẽ bởi yếu tố dịch bệnh, thay vào đó là nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sức khỏe.

BĐS Wellness: “Mỏ vàng” chưa được khai phá, tiềm năng có thừa

Năm 2020, Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc công bố danh sách các quốc gia tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới năm 2019, trong đó Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7. Có thể nói, 2019 được xem là một năm đại thành công đối với ngành du lịch Việt khi đón lượng du khách quốc tế cao nhất từ trước đến nay với trên 18 triệu lượt, tăng 16,2% so với năm 2018, đồng thời phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa. Cũng theo đơn vị này, nhu cầu du lịch giai đoạn 2018-2028 sẽ tăng 4% hàng năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, đứng đầu thế giới. Những con số này là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy sức hút và tiềm năng to lớn của du lịch của Việt Nam và cả thế giới.


Việt Nam được xướng tên Top 10 quốc gia tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới 2019 do Tổ chức Du lịch Thế giới công bố


Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi đô thị ngột ngạt, đặc biệt là ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, con người ngày càng quan tâm tới sức khỏe, biến đây trở thành một xu hướng nổi bật trong việc lựa chọn bất động sản để sở hữu của khách hàng. Đặc biệt nhất là cư dân tại các thành phố lớn, nhiều áp lực, môi trường sống xô bồ, đông đúc, việc muốn lui tới những nơi có không gian trong lành, thông thoáng, chan hòa với thiên nhiên để nghỉ dưỡng càng và tái tạo sức khỏe trở thành nhu cầu thiết yếu. Trên thế giới, du lịch chăm sóc sức khỏe phát triển rầm rộ ở mọi nơi từ Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á và sẽ còn được dự đoán phát triển nhanh hơn trong những năm tới, bởi nó nằm ở giao điểm mạnh mẽ của hai ngành công nghiệp lớn đang bùng nổ, ngành du lịch thuần túy 2,6 nghìn tỷ USD và thị trường chăm sóc sức khỏe trị giá 4,2 nghìn tỷ USD.


Covid-19 làm thay đổi cơ bản nhu cầu du lịch của con người.

Theo Viện nghiên cứu Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (GWI), du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe đã phát triển nhanh gấp 2 lần so với du lịch chung và tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ tại khu vực châu Á. Thái Lan là nước đi đầu trong lĩnh vực nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, với số lượng lớn các thương hiệu cung cấp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng trị liệu, spa, yoga. Tiếp theo là Bali, nơi tập trung vào tinh thần nhiều hơn, và sau đó là Việt Nam với những thương hiệu lớn, cung cấp các khách sạn nghỉ dưỡng tập trung vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Giai đoạn sau dịch bệnh nhìn chung tình hình kinh tế trở nên khó khăn nhưng với kinh nghiệm đầu tư tích lũy từ các đợt dịch trước, các chuyên gia trong ngành, nhà đầu tư trường vốn vẫn xem BĐS nghỉ dưỡng là một cuộc chơi dài hơi và có dư địa phát triển. Bởi lẽ, bản thân du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với sự đóng góp vào tổng lượng GDP không hề nhỏ.

Hơn nữa, thị trường du lịch ven biển vốn hấp dẫn nhà đầu tư bởi khả năng thanh khoản, cho thuê hoặc thứ cấp đều sôi động. Trong khi đó, quỹ đất phát triển các dự án BĐS du lịch nghỉ dưỡng tại những vị trí đẹp ven biển không còn nhiều. Với tiềm năng phát triển nhanh chóng của thị trường du lịch, Việt Nam sẽ tiếp tục là thị trường nóng cho các loại hình bất động sản du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe. Trong khi quỹ đất thích hợp để phát triển có giới hạn, nhu cầu ngày càng tăng sẽ dẫn tới khan hiếm các loại hình bất động sản này trong thời gian tới.

Bùng nổ Loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Chị Nguyễn Thị Thu Hằng, giám đốc một công ty Tài Chính tại TPHCM cho biết: “Là một người bận rộn, thường xuyên phải đối diện với Stress công việc, mình thường dành thời gian để đi nghỉ dưỡng với gia đình, bạn bè. Những nơi mà vợ chồng mình đến thường là các khu resort nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Những chuyến đi thế này giúp mình ổn định tinh thần và tái tạo năng lượng. Tuy nhiên, loại hình du lịch này còn khá ít và chưa phát triển tại Việt Nam, khiến mình có ít sự lựa chọn.”


Thị trường BĐS Việt Nam đang dần xuất hiện một số dự án nghỉ dưỡng chú trọng đầu tư các dịch vụ, tiện ích phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho du khách. Trong đó nổi bật là những dự án được chủ đầu tư chi lớn cho các dịch vụ theo mô hình wellness resort. Đây là một loại hình mới và còn rất nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam, khi dân số trung lưu tại Việt Nam được dự đoán tăng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á trong vòng năm năm tới, và khách du lịch từ các quốc gia Bắc Á đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm có sự kết hợp giữa du lịch và phục hồi sức khỏe.


Mới đây nhất, Sunshine Group công bố sẽ đầu tư riêng một phân khu Aqua Spa & Resort trong siêu dự án nghỉ dưỡng Sunshine Heritage Mũi Né, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của du khách. Dự án nằm trên địa thế đồi nối biển độc đáo với 3 mặt giáp biển mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng khác biệt. Đặc biệt, với địa thế độc đáo này, Sunshine Heritage Mũi Né thuận tiện để tạo nên những trải nghiệm du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe Wellness lần đầu tiên xuất hiện tại Phan Thiết.


Trong quần thể dự án rộng gần 100 hecta, phân khu Aqua Spa & Resort sẽ cung cấp các liệu trình làm đẹp, thanh lọc cơ thể, detox, trị liệu sức khoẻ cá nhân được thiết kế riêng như tắm khoáng, thiền, yoga, spa trị liệu, ăn chay organic…


Kiến trúc mang đậm tính thiền tại phân khu Aqua Spa & Resort dự án Sunshine Heritage Mũi Né

Kiến trúc của phân khu mang đậm tính thiền và tạo cảm giác thư giãn tuyệt đối với hình tượng hoa sen trên mặt nước, mỗi công trình mang một chức năng riêng, gói gọn và hoàn thiện kỳ nghỉ dưỡng, chăm sóc cả sức khoẻ thể chất và tinh thần cho du khách.

Tại tổ hợp Bãi Kem ở Nam đảo, một "ngôi làng nhiệt đới" - dòng BĐS chuẩn wellness cũng sắp được chủ đầu tư Sun Group ra mắt với những tiện ích chăm sóc sức khỏe hiện đại, hứa hẹn sẽ đáp ứng nhu cầu sở hữu dòng BĐS Wellness thời thượng bậc nhất hiện nay.


Tổ hợp Bãi Kem ở Nam Phú Quốc sẽ sớm xuất hiện dòng BĐS cao cấp chuẩn wellness

Thương hiệu Novaland cũng ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch wellness khi tung ra thị trường dự án Novaworld Phan Thiết - “Siêu thành phố biển du lịch & sức khỏe”. Dự án khi vừa ra mắt đã thu hút hàng triệu tín đồ trải nghiệm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, trị liệu. Được biết, dự án có quy mô 1.000 ha và vốn đầu tư gần 5 tỷ USD. Cũng trong tháng 10/2020, tập đoàn Novaland đã xây dựng mô hình hợp tác với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để phát triển dịch vụ và cơ sở khám chữa bệnh tại đây, nhằm chăm sóc sức khỏe cho du khách.


Sân golf PGA Ocean tại dự án NovaWorld Phan Thiet

Giới chuyên gia đánh giá, Việt Nam có đủ tiềm năng sánh ngang phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe du lịch trong khu vực, từ cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ đến những tài nguyên vô cùng quý giá như khoáng nóng. Trên thực tế, nhiều tên tuổi lớn về du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam hiện đang có nhiều dự án mới được triển khai cuối năm 2021 và đầu năm 2021 nằm trải dài trên mảnh đất hình chữ S, tạo điều kiện cho nhiều đại lý và nhà đầu tư nhỏ lẻ có cơ hội phát triển kinh doanh sinh lời thông minh. Nhiều dự án hội tụ các yếu tố của một khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, chú trọng giá trị an cư và cải thiện cũng như nâng cao chỉ số sinh thái.

Việc tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe một cách đồng bộ, thu hút được du khách không chỉ đem lại lợi ích cho riêng ngành du lịch mà còn tạo ra nhiều tác động đột phá cho địa bàn có dự án cũng như các ngành, lĩnh vực liên quan, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Thái Công Thức

コメント


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page