top of page
Ảnh của tác giảPhong Huynh

Chiếc đồng hồ thiên văn bên trong nhà thờ Lund, Thụy Điển

CHUYÊN ĐỀ "12 CHIẾC ĐỒNG HỒ THIÊN VĂN THỜI TRUNG CỔ" (Bài 1)


Các nhà thờ ở châu Âu là nơi lưu giữ những chiếc đồng hồ cổ xưa nhất của loài người còn hoạt động được, đơn giản bởi vì đồng hồ chạy tự động hoàn toàn bằng cơ khí là một phát minh được tạo ra trong lòng thế giới Kitô giáo thời Trung Cổ.


Chiếc đồng hồ trong hình có niên đại từ thập niên 1380, sau khi được đại tu, ngày nay nó đã có thể quay trở lại hoạt động đúng với thiết kế ban đầu. Đây có thể coi như một chiếc máy tính thời bấy giờ. Mặt đồng hồ phía trên của nó ngoài báo giờ còn thể hiện được chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, Mặt Trăng trên bầu trời và cung Hoàng Đạo. Mặt đồng hồ bên dưới là một bộ lịch phức tạp mà khi chuyển động (nhờ vào máy móc bên trong) có thể tính được một ngày bất kỳ sẽ rơi vào thứ mấy trong tuần, tính được một ngày lễ không cố định sẽ diễn ra khi nào, cùng một số tính năng khác.


Con người ở khắp nơi trên thế giới sử dụng bóng của vật thể được ánh sáng mặt trời chiếu vào, sử dụng dòng chảy của nước cùng nhiều phương pháp thủ công khác để tính thời gian trong ngày từ hàng ngàn năm trước Công Nguyên cho tới tận thế kỷ 17, 18. Những thiết bị đo thời gian này có độ chính xác thấp và phụ thuộc nhiều vào thời tiết (những ngày âm u thì không quan sát được bóng của vật còn mùa đông thì nước bị đóng băng không chảy được).


Chỉ tới cuối thế kỷ 13, từ trong các tu viện ở châu Âu bắt đầu xuất hiện loại đồng hồ đầu tiên chạy hoàn toàn bằng cơ khí mà không cần dùng tới nước. Đó chính là chiếc đồng hồ cơ (mechanical clock) và phát minh này đã giúp loài người tiến một bước dài trên con đường bước vào kỷ nguyên tự động hóa. Không còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, việc đo thời gian lúc này trở nên chính xác hơn gấp nhiều lần với sai lệch chỉ còn tính bằng vài phút/ ngày.


Những chiếc đồng hồ cơ đầu tiên chưa có mặt hiển thị số và chỉ có thể đánh chuông khi tới giờ được hẹn. Nhưng người ta ngày càng bổ sung thêm nhiều tính năng cho nó và tới thế kỷ 14 thì chiếc đồng hồ đã có thể tính được ngày, giờ, ngày lễ, thậm chí tính được thời gian xảy ra nhật thực, nguyệt thực cùng chuyển động của các hành tinh và trở thành đồng hồ thiên văn (astronomical clock).


Phát minh vĩ đại này của các tu sĩ nhanh chóng lan truyền từ trong các tu viện, nhà thờ ra bên ngoài và không lâu sau đó tại mỗi thành phố lớn ở châu Âu đều có đặt những tháp đồng hồ để báo giờ cho người dân.

---------------------


Cre: Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử - Make Christianity Great As Always


Bài: Phong Huỳnh - Watches Columnist

---------------------


Xem các bài khác cùng chuyên đề:


Comments


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page