Boeing: đại dịch xoá sổ nỗ lực tăng trưởng trong 2 năm của ngành công nghiệp máy bay
Boeing từng dự báo coronavirus sẽ để lại hậu quả nặng nề đối với ngành công nghiệp hàng không, làm triển vọng thị trường trong 10 năm giảm 7% so với trước đại dịch. Tuy nhiên, vẫn có thêm gần 20.000 máy bay mới trong giai đoạn sắp tới.
Gần đây, nhà sản xuất ngành hàng không vũ trụ của Mỹ đã phải vật lộn vất vả, từ việc ngừng cung cấp máy bay thân rộng 787, cho đến ảnh hưởng kéo dài từ hai vụ tai nạn chết người của 737 Max, cùng với đó là việc đáp ứng nhu cầu về các chuyến đi trong năm ngoái, giữa cơn đại dịch.
Triển vọng hàng năm được đưa ra với nỗ lực báo trước tình trạng dài hạn của hoạt động thương mại, chứ không phải dự báo của một cá nhân cụ thể nào đó thuộc Boeing.
Boeing chốt số lượng giao máy bay chở khách trên toàn thế giới của tất cả các nhà máy sản xuất ở mức 19.330 chiếc cho đến năm 2030, thấp hơn 7% so với dự báo đưa ra vào năm 2019. Tuy nhiên con số này ít trầm trọng so với mức giảm 11% nhu cầu được dự báo vào cuối năm ngoái.
“Chúng tôi đã chệch hướng khoảng hai năm so với tiến độ do ảnh hưởng của Covid-19”, Darren Hulst, Phó chủ tịch Tiếp thị và Quảng cáo kinh tế của Boeing cho biết. "Rất khó tránh khỏi điều này."
Tuy nhiên, bất kể đại dịch xảy ra như thế nào, Hulst đã dự đoán rằng thương mại hàng không sẽ quay trở lại phát triển dài hạn với tiến độ hàng năm từ 4 đến 5% vào giữa thập kỷ này, đánh bật mức chỉ "đôi nghìn" chiếc máy bay so với dự báo trước đây trong 20 năm của Boeing chỉ là 43.610 chiếc.
Các dự báo của Boeing bao gồm tình trạng cải thiện tài chính quốc tế mở rộng với mức phí 2,7% hàng năm, và lượng hành khách cùng lượt vận chuyển hàng hóa cải thiện 4%.
Marc Allen, Giám đốc kỹ thuật của Boeing, cho hay Chicago đang “sẵn sàng trở lại tiến độ”, dựa trên dự báo từ các bên điều hành rằng từ cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, các chuyến bay quốc tế sẽ gia tăng nhiều hơn so với thời điểm trước đại dịch. Theo Boeing, các chuyến bay hồi hương sẽ tấp nập trở lại trong năm 2022, các chuyến bay trong khu vực sẽ trở nên nhiều hơn trong năm 2023, và các chuyến bay dài toàn cầu sẽ tái ổn định trong năm 2024. Allen khẳng định: “Hành vi du lịch trở lại của hành khách là một yếu tố cơ bản mang đến sự tự tin cho chúng tôi”.
Theo dự báo của Boeing, thị trường hàng không vũ trụ và quốc phòng sẽ có giá trị 9 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới, với 3,2 nghìn tỷ USD từ máy bay công nghiệp, 3,2 nghìn tỷ USD từ các công ty hàng không và 2,6 nghìn tỷ USD từ quốc phòng. Boeing đã nâng mức dự đoán của mình so với 8,7 tỷ USD vào năm 2019 và 8,5 tỷ USD vào năm 2020.
Boeing từng đề cập đến việc tạm ngưng sử dụng máy bay sẽ vượt qua mức trung bình của lịch sử vì đại dịch bùng phát. Công ty dự kiến từ 20 đến 25% đội tàu bay trên thế giới sẽ phải ngưng bay trong khoảng thời gian 5 năm, tăng từ 15% trở lên so với trước đây.
Các hãng hàng không giá rẻ sẽ phải sẵn sàng để thoát khỏi tình trạng suy thoái, như những gì họ đã làm được trong quá khứ, Allen đề cập. Những chiếc máy bay phản lực thân hẹp sẽ có thị phần lớn hơn trong 20 năm tới, tăng từ 64 lên 68%.
Hulst cho hay, Boeing dự đoán nhu cầu sẽ ngày càng tăng đối với các dịch vụ vận tải chuyên dụng và điều động hàng hóa. Với tình trạng căng thẳng của các chuỗi cung ứng quốc tế, đã có một số mặt hàng được bổ sung để vận chuyển bằng đường hàng không trong năm 2021 bằng những chuyến bay chở ít khách hơn, có nhiều không gian để sắp xếp & bảo vệ hàng hoá.
Đến nay, trên toàn thế giới đã có 2.010 chuyên cơ vận tải tính đến năm 2019, và Boeing dự kiến sẽ tăng lên mức 3.435 chiếc vào năm 2040.
Bài: Nguyễn Tâm - theo ft.com
Comments